Lụa Tơ Sen – Tuyệt phẩm từ Quốc hoa của Việt Nam

Lụa Tơ Sen – Nghe tên thôi đã thấy bình an đến lạ. Hoa sen – Quốc hoa của Việt Nam không chỉ đẹp mà còn mang đến cho đời Những Tuyệt phẩm. Từ Hạt sen, tim sen, hoa sen, lá sen rồi đến cả cuống sen – Phần để tạo ra Tơ sen với vẻ đẹp mộc mạc, dung dị nhưng đắt giá vô cùng.

Vậy Lụa tơ sen là gì? Ưu và nhược điểm của Lụa Sen? Quy trình sản xuất ra Lụa Sen và ứng dụng trong thời trang như thế nào, bài viết sau Mây Silk xin được chia sẻ tới Quý vị những kiến thức vô cùng hữu ích đó.

I. Lụa Tơ Sen là gì?

Vải lụa sen là loại vải mềm nhẹ được dệt từ những sợi tơ được lấy từ phần cuống của hoa sen.

Là một trong những loại vải có quy trình sản xuất phức tạp tốn nhiều công sức và giá thành thuộc vào hạng đắt đỏ trên thế giới

lụa tơ sen việt nam

II. Tính chất của Tơ Sen

  • Độ đàn hồi tốt
  • Hấp thu độ ẩm tốt nhưng lại rất nhanh khô
  • Quá trình sản xuất không sử dụng bất kỳ hóa chất nào, thân thiện với môi trường
  • Sợi tơ không bị thấm nước
  • Sợi vải mát, thoáng và tạo cảm giác thoải mái

III. Quy trình sản xuất Lụa Sen

Quá trình làm ra Lụa sen rất cầu kỳ và đòi hỏi nhiều công đoạn như:

1. Lấy cuống sen

Ở Việt Nam, sen thường phát triển và sinh trưởng vào tháng 5 và tháng 6. Đây là thời gian lý tưởng và thích hợp để thu hoạch sen. Sau khi sen đã được thu hoạch thì phần cuống được giữ lại để lấy sợi tơ. Phần cuống phải được rửa sạch để sợi tơ được trắng đẹp hơn.

2. Rút tơ sen

Đây là công đoạn khó nhất và cũng tốn nhiều thời gian nhất. Theo nghệ nhân, thì một người thợ lành nghề cũng chỉ làm được từ 200 – 250 cuống mỗi ngày. Để lấy được sợi tơ, phải dùng dao khứa nhẹ xung quanh cuống sen.

Tiếp theo đó sẽ dùng tay vặn cùng một lúc 5 đến 6 cuống để kéo tơ ra khỏi thân cây. Làm như vậy mới thu được từ 20 đến 30 sợi, tiếp theo để phần sợi tơ lên bàn rồi dùng ngón tay ve tròn lại. Khi đã có những sợi tơ dày hơn, chúng sẽ được treo lên các sợi tơ này được khô lại.

3. Dệt vải

Sau khi đã rút thành công các sợi tơ từ cuống sen, chúng sẽ được quay thành từng ống và móc lên trục con thoi để dệt thành vải. Vải dệt có chiều rộng khoảng 60cm. Điểm đặc biệt của sợi tơ sen đó là trong quá trình dệt, sợi cần được làm ẩm để giữ mát.

4. Nhuộm vải

Vải sau khi dệt xong sẽ được đem đi nhuộm. Để đảm bảo quá trình sản xuất vải lụa tơ sen thân thiện với môi trường, màu nhuộm chỉ sử dụng màu nhuộm tự nhiên.

Màu nhuộm sẽ được lấy từ vỏ cây, lấy từ thân cây hay cành lá, quả. Vải sau khi đã nhuộm được đem đi phơi khô.

IV. Ưu và nhược điểm của lụa sen

1. Ưu điểm

  • Mềm mịn: Với những sợi tơ mềm và mỏng như vậy thì chắc hẳn tấm vải được tạo nên cũng sẽ có bề mặt mềm mịn và dễ chịu. Tuy lụa tơ sen không có độ sáng bóng như Lụa tơ tằm nhưng nếu có thể cảm nhận tận tay thì chắc hẳn ai cũng phải mê mẩn ngay từ lần đầu tiên.
  • Thân thiện với môi trường: Vải được làm hoàn toàn từ sợi tơ sen nên quá trình sản xuất không có các chất thải. Cũng như các sản phẩm làm từ vải lụa tơ sen cũng có khả năng tự phân huỷ, nên không gây ra các tác động xấu cho môi trường.
  • Chống tia UV: Lụa tơ sen có khả năng chống chọi lại với nhiệt độ cao, nên vào những ngày nắng nóng, sử dụng vải lụa tơ sen rất có hiệu quả trong việc chống lại tia UV giúp bảo vệ được làn da nhạy cảm.
  • Độ thoáng mát cao: Lụa tơ sen thoáng mát, không gây bức bí hay khó chịu cho người sử dụng. Hoàn toàn được làm tự sợi tự nhiên, nên vải hoàn toàn mang lại cảm giác dễ chịu cho người tiêu dùng.
  • Độ thẩm mỹ cao: Lụa tơ sen tạo nên các sản phẩm độc đáo, mang lại tính thẩm mỹ rất cao. Các sản phẩm được tạo ra rất tốn nhiều công sức và cầu kỳ. Chính vì vậy mà mỗi sản phẩm đều được làm hoàn chỉnh, độc đáo và mang một vẻ đẹp riêng.
  • Khử mùi: Ngoài những ưu điểm trên, lụa tơ sen còn có khả năng khử mùi rất tốt. Vì bản chất hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ nên khi tạo ra lụa tơ sen, lụa cũng phần nào có mùi hương của hoa lá giúp cho các sản phẩm ngăn được mùi hôi khó chịu và ngăn chặn được các vi khuẩn sinh sôi.

2. Nhược điểm

  • Tốn nhiều thời gian: Để sản xuất được loại vải này đòi hỏi phải có nhiều sức người, cũng như lượng sen ổn định. Tuy nhiên, để có thể sản xuất được loại vải đặc biệt này thì rất khó. Vì sen một năm chỉ có một mùa, khi hết sen thì cũng không thể tiếp tục dệt vải được nữa. Bên cạnh đó, để tạo ra được từng sợi tơ đòi hỏi phải có nguồn nhân công hùng hậu thì mới có đủ lượng tơ sen để dệt vải.
  • Giá thành đắt đỏ: Nguyên liệu đầu vào cũng ít, nhân công thì lại tốn nhiều nên vải lụa tơ sen rất đắt. Đây là một trong những loại vải thuộc mặt hàng cao cấp và xa xỉ trên thế giới. Chính vì vậy mà vải lụa tơ sen rất nhiều tiền.

V. Ứng dụng của Lụa Sen

Ngay từ khi mới được phát minh, lụa tơ sen đã được dùng để may áo cà sa dâng lên cho các nhà phật giáo. Từ đó trở đi, ngoài việc dùng để may pháp phục, lụa tơ sen còn được dùng nhiều để may các loại khăn choàng và mũ.

VI. Hướng dẫn sử dụng các sản phẩm từ Lụa Tơ Sen

  • Giặt nhẹ: Lụa rất mỏng và mềm, chính vì vậy bạn chỉ nên giặt nhẹ tay tránh làm xước hay rách vải. Cũng không vắt nước quá mạnh làm vải bị nhăn.
  • Không dùng chất tẩy mạnh: Lụa tơ sen không thích ứng với các chất tẩy mạnh. Để tránh phải dùng đến các chất này, trước khi giặt bạn có thể ngâm qua với nước lạnh khoảng 2 giờ để các vết bẩn được mềm và dễ giặt sạch hơn.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp: Lụa tơ sen rất nhanh khô vì khá mỏng. Chính vì vậy, bạn không cần phải phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nhất là vào những ngày nóng nực.
  • Tránh không khí ẩm: Lụa tơ sen gặp không khí ẩm sẽ rất dễ bị ẩm và nổi mốc. Những vết mốc này sẽ rất khó để được làm sạch. Vì thế, bảo quản vải lụa tơ sen đúng cách không phải là một việc dễ dàng.

 

 

Đánh Giá